Da được phân thành nhiều loại khác nhau, bao gồm: da khô, da dầu và da hỗn hợp. Mỗi người sở hữu làn da khác nhau vì vậy cần có quy trình chăm sóc da theo cá thể hóa để đạt được một làn da khỏe-đẹp. Dr. Rose sẽ hướng dẫn cho các bạn một số mẹo nhỏ chăm sóc da khô cự kỳ đơn giản qua bài viết sau đây:


1. ĐẶC ĐIỂM DA KHÔ
Da khô thường có những đặc điểm sau:
– Các mảng khô, bong tróc: những mảng khô này cũng có thể đỏ và gây khó chịu.
– Da xỉn màu: da mặt thiếu sáng hoặc căng bóng có thể là dấu hiệu của da khô. Những người có làn da khô thì lượng dầu tiết ra ít hơn, khiến da thiếu đi vẻ tươi sáng tự nhiên.
– Da dễ bị kích thích, có thể kèm theo dấu hiệu ngứa, khó chịu.
– Da dễ xuất hiện và thấy sớm các nếp nhăn trên da.

2. CÁCH NHẬN BIẾT DA MẶT BỊ KHÔ
– Cảm giác căng da
– Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
– Bề mặt da khô ráp, sần sùi, có nhiều vết nứt nhỏ, không có độ b
– Xuất hiện tình trạng vảy trắng
– Dung giấy thấm dầu không thấy chất nhờn hoặc ít


3. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN DA KHÔ
– Tuổi tác: càng lớn tuổi hoạt động của tuyến bả nhờn yếu đi và sản sinh dầu cũng ít đi khiến độ ẩm tự nhiên của da bị thiếu hụt. Đồng thời, các chất béo và collagen bị suy giảm khiến da mất đàn hồi và mỏng dần đi.
– Thời tiết: da dễ bị khô khi thời tiết trở lạnh và hanh khô, độ ẩm thấp.
– Không uống đủ nước: nước đóng vai trò cấp ẩm cho da, khi thiếu nước sẽ làm da khô và nứt nẻ.
– Rửa mặt nhiều lần: thói quen rửa mặt nhiều lần sẽ khiến da mất đi lượng dầu tự nhiên, thiếu độ ẩm và gây khô da.
– Thường xuyên rửa mặt bằng nước nóng: sử dụng nước nóng khiến da khô hơn.
– Di truyền
– Tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm chăm soc da: da sẽ khô hơn khi sử dụng sản phẩm có chứa cồn: AHA, nước tạo mùi thơm, retinol, peel da….
– Tác động của tia UV: da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ sẽ làm thoái hóa tế bào, mạch máu, mô sợi khiến da dễ bị lão hóa, sạm nám, nứt nẻ…
– Một số bệnh lý mắc phải: chàm, bệnh tuyến giáp…


4. MỘT SỐ MẸO NHỎ TRONG CHĂM SÓC DA KHÔ TẠI NHÀ
– Sữa rửa mặt: chọn sữa rửa ặt dạng gel hoặc kem và có độ pH từ 5-6. Ngoài ra, sữa rửa mặt nên có một số thành phần dưỡng ẩm như HA, glycerin, Vitamin E và các tính chất thiên nhiên. Hạn chế sử dụng sữa rửa mặt có chứa hương liệu, chất tẩy rỉa mạnh, xà phòng để tránh gây kích ứng da

– Tẩy té bào chết: Da khô cũng cần tẩy tế bào chết định kỳ 2-3 lần/tuần, nếu tình trạng da khô, bong tróc nặng chỉ nên dung 1 lần/tuần. Tuy nhiên, sản phẩm tẩy tế bào chết nên chứa thành phần lành tính, dịu nhẹ, chứa chất dưỡng ẩm, hạn chế chà xát mạnh và chú ý che chắn, tránh nắng sau đó.
– Toner là bước kế tiếp sau khi rửa mặt và tẩy tế bào chết. Toner là bước quan trọng giúp cấp ẩm cho da.
– Đừng quên sử dụng mặt nạ dưỡng ẩm cho da khô, giúp da mềm mại, săn chắc, bạn nên dùng 2-3 lần/tuần.

– Kem dưỡng ẩm cho da khô nên chọn những sản phẩm chứa nhiều thành phần giữ ẩm như: HA, ceramide, Vitamin E, dầu hạt bơ…
– Xịt khoáng cấp ẩm là bước cuối trong quy trình chăm sóc. Bạn có thể sử dụng xịt khoáng để cấp ẩm cho da tức thì sau khi đi nắng, trang điểm hoặc bất cứ khi nào khi nhận thấy da có những biểu hiện khô ráp

– Không quên sử dụng kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà, hạn chế dùng một số sản phẩm có chứa chất kích ứng như: Avobenzone, Retinyl Palmitate, Octinoxate….

Hi vọng với những chia sẻ trên giúp bạn tìm được trợ thủ chăm sóc da phù hợp, tìm lại được làn da căng mịn, khỏe mạnh và đầy tươi trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *